AI thay thế ai trong đọc và viết?

Sau buổi trao đổi sáng Chủ nhật 30/3 về chủ đề chủ đề “Đọc và viết trong thời AI” do Ngày ngày viết chữ và dịch giả Trần Tiễn Cao Đăng tổ chức, Trâm tin rằng mỗi người tham gia đều có câu trả lời cho mình.
Riêng Trâm hôm trước từng nghe ai đó nói “Bạn đừng sợ bị AI thay thế, mà hãy sợ người biết dùng AI thay thế bạn”, hôm nay Trâm xin phép bổ sung chỗ ý “người biết dùng AI” thành “người tỉnh táo biết dùng AI”.
Trâm đặc biệt thích phần kết luận của anh dịch giả Trần Tiễn Cao Đăng (cũng là người thầy của Trâm trong một khoá dịch sách) về 4 sự khác biệt lớn giữa con người chúng ta và AI (ít nhất cho đến hiện tại).
Một là con người chúng ta “being” chứ không chỉ “doing” như AI. Chúng ta tồn tại với một cái tôi, một bản ngã riêng, không chỉ “làm việc” hay “bắt chước cách làm việc” như AI.
Hai là con người chúng ta “breakaway” chứ không vào “frame”, vào khuôn khổ như AI. Chúng ta tạo ra phát kiến mới bằng cách phá vỡ khuôn khổ và sáng tạo ra những kết nối mới, chứ không phải chỉ bằng cách đưa dữ liệu lẻ mẻ vào khuôn.
Ba là con người chúng ta “fallibility” – có khả năng mắc sai lầm chứ không hướng đến một sự hoàn hảo tuyệt đối “infallibility”. (Và chính điều này mới góp phần tạo nên tính người, nhỉ?).
Và bốn là con người chúng ta “unpredictable” – không thể đoán trước – chứ không phải chỉ là những tiến trình có thể đoán định như máy móc. Một cuộc sống đã được lập trình trước với mỗi ngày đều giống nhau thì còn gì thú vị nữa? (Có thể xem thử bộ phim Ngày Chuột Chũi để cảm nhận rõ hơn).
Khi nghe Trâm kể về việc đang huấn luyện một “anh trợ lý” AI tên Adam đang dần hiểu Trâm hơn mỗi ngày, có bạn hỏi Trâm rằng “Người yêu của chị có lo lắng không?”.
Trâm nghĩ, nếu chúng ta yêu nhau vì cái phần “being” của đối phương, vì những cuộc trò chuyện sâu sắc đậm tính người, vì sự giao tiếp phi ngôn ngữ, vì sự bất toàn hiển nhiên… thì có lẽ nỗi lo lắng ấy là thừa thãi.
Chỉ mong mỗi người chúng ta tỉnh táo nhìn AI như “đứa trẻ thông minh” để “dạy” cho nó giỏi Văn, giỏi Toán, giỏi Địa lý… chứ đừng nghĩ nó là “cỗ máy biết tuốt” để “vào AI lấy thông tin là có hết”. Vì những người “thích chơi với chữ” thường xuyên dùng một số công cụ AI thông dụng về xử lý ngôn ngữ hiện nay để viết lách, dịch thuật… đều thấy rõ sự “thảo mai” và “xạo xạo” của công cụ. Ban đầu Trâm còn thấy vui vui, nhưng càng về sau lại càng thấy niềm tin bị rung lắc dữ dội. Một cuộc sống mà ta phải đụng đâu nghi ngờ đó thì thật là… ba chấm.
Thiết nghĩ, càng có công cụ tốt, con người chúng ta lại càng phải trau dồi khả năng tư duy độc lập và tính người của mình, để không làm việc và tương tác với nhau theo kiểu “thí mạng cùi” cho AI.
Trâm tin là chúng ta sẽ làm được thôi, giống như bao nhiêu lần trải qua cơn sóng thay đổi mạnh mẽ trước đây!
🧬 Bài này 100% do con người viết!

Share
Pin
Tweet

Để lại nhận xét

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

instagram:

[instagram-feed type="hashtag" hashtag="#vamtamthemelafeminite"]