Gã Nghiện Giày – Tự Truyện Của Nhà Sáng Lập Nike

Gã Nghiện Giày – Tự Truyện Của Nhà Sáng Lập Nike kể về hành trình xây dựng đế chế giày hàng đầu thế giới của ông Phil Knight.

Mô tả
Gã Nghiện Giày – Tự Truyện Của Nhà Sáng Lập Nike kể về hành trình xây dựng đế chế giày hàng đầu thế giới của ông Phil Knight. Điều Trâm thích nhất khi đọc sách hoặc nghe sách tự truyện là được nhìn thấy biết bao nhiêu cuộc đời đi qua mình.

Cuốn sách này không chỉ chứa đựng câu chuyện xây dựng doanh nghiệp tỷ đô của chàng thanh niên hướng nội Phil Knight mà còn truyền cảm hứng cho Trâm rất nhiều về niềm đam mê, sự quyết tâm, ý nghĩa của tình bạn, tình thân… Mong rằng cuốn sách sẽ giúp bạn:

  • Hiểu sâu về hành trình khởi nghiệp “máu lửa”, chân thực và đầy gian khổ

  • Có thêm bài học về niềm tin vào trực giác và lý tưởng sống

  • Được truyền cảm hứng sống thật, sống hết mình

  • Khám phá cách xây dựng một thương hiệu toàn cầu từ con số 0

  • Hiểu được sức mạnh của đội ngũ và văn hoá doanh nghiệp

  • Thấy rõ cái giá phải trả cho thành công

  • Được truyền năng lượng dấn thân

Trâm nhớ mãi đoạn kết sách. Phil bị ám ảnh bởi chiến tranh Việt Nam, nên ông mong một ngày nào đó sẽ có nhà máy Nike ở gần Sài Gòn. Thế là năm 1997, tại Việt Nam có 4 nhà máy Nike.

Khi được mời sang Việt Nam, ông xin được gặp tướng Võ Nguyên Giáp. Ông đã đặt câu hỏi: “Tại sao ông làm được tất cả những điều đó?” (ý là góp phần đưa Việt Nam giành chiến thắng). Tướng Giáp đáp: “Tôi là một giáo sư của rừng nhiệt đới!”.

Sau này Nike được Đại học Stanford và Harvard nghiên cứu, và Phil đi nói chuyện nhiều với sinh viên Mỹ. Ông trả lời những câu hỏi bi quan như “Thế giới đang đi về đâu?, Nước Mỹ đang đi về đâu? Những gì cta đang làm có đang mang đến tương lai xấu hơn cho con cháu chúng ta?…” bằng cách kể cho họ nghe hành trình vòng quanh thế giới ở độ tuổi hai mươi, về một đất nước Nhật Bản từ đống tro tàn của năm 1962 đã sinh ra những con người tài giỏi đã góp phần tạo nên Nike như thế nào, và nhất là lời khuyên từ câu của tướng Giáp “Tất cả chúng ta phải trở thành giáo sư của rừng rậm”.

Gửi tặng bạn đoạn trích đầy xúc động mà Trâm rất ấn tượng ở những trang cuối cùng của sách:

“Liệu tôi có được phép nghĩ rằng, một số sự tình cờ còn hơn cả trùng hợp ngẫu nhiên? Liệu tôi có được tha thứ khi nghĩ hoặc hy vọng rằng, vũ trụ hoặc thần hộ mệnh dẫn dắt đã thôi thúc tôi, nói thầm với tôi chăng, hoặc chỉ là chơi đùa với tôi? Liệu có phải là sự may mắn về địa lý mà những chiếc giày dép cổ xưa nhất đã từng được phát hiện lại là một đôi dép có niên đại 9.000 năm tuổi, được phát hiện trong một hàng động ở Oregon hay không? Không có gì gắn với thực tế rằng những chiếc dép đó lại được phát hiện ra vào năm 1938, đúng năm tôi sinh ra hay không?”.

Câu trả lời là có hay không, thiết nghĩ cũng chẳng quan trọng nữa!

Tóm lại, đây là một cuốn sách rất hay, rất đáng tiền, và rất đáng để bỏ thời gian thưởng thức!